Trẻ bị ngứa hậu môn có sao không?

Lượt xem: 7350
Đánh giá: 
Trẻ bị ngứa hậu môn có sao không?
Điểm trung bình:  8.3 /  10 (  158 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Trẻ nhỏ bị ngứa hậu môn là triệu chứng rất thường gặp, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết được nguyên nhân gây ngứa này, đặc biệt là những mẹ mới sinh con lần đầu.

Nguyên nhân gây ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: Trẻ bị ngứa hậu môn chủ yếu là do giun kim; bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác cũng rất đáng lưu ý đó là: hậu môn bị viêm nhiễm, nứt hoặc chấn thương; do mắc các bệnh dị ứng gây ngứa; do táo bón lâu ngày, do mặc đồ quá bó sát…

Tham khảo thêm:

- Ngứa hậu môn do giun kim: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất thường thấy. Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị nhiễm giun kim nhất. Giun kim thường hoạt động mạnh vào ban đêm, vì thế đây là thời điểm mà trẻ thấy bị ngứa hậu môn nhiều nhất. Khi bạn dùng đèn pin soi vào hậu môn của trẻ ban đêm, bạn sẽ thấy giun kim xuất hiện và đẻ trứng. Ở các bé gái, giun kim còn chui vào trong âm đạo và gây viêm nhiễm.

- Ngứa hậu môn do viêm nhiễm, nứt hoặc chấn thương: Tình trạng này khiến cho trẻ bị ngứa, rát và đau mỗi lần đi vệ sinh, thêm vào đó còn có cả các tia máu nhỏ dính lẫn trong phân của trẻ khi trẻ đi cầu. Mỗi lần như vậy, tạo cho trẻ tâm lý sợ hãi và lo lắng vì cảm giác đau, ngứa không chỉ xuất hiện lúc đi cầu mà còn kéo dài sau khi đã đi xong. Chính vì thế, trẻ hay nhịn đi đại tiện hoặc không chịu đi mặc dù có nhu cầu, dẫn đến táo bón và lâu dần dẫn đến xuất hiện bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

- Ngứa hậu môn do táo bón: trẻ bị táo bón lâu ngày cũng gây ra ngứa hậu môn do lúc rặn để đẩy phân ra ngoài, hậu môn của trẻ bị tổn thương và gây ngứa.

- Các nguyên nhân gây ngứa hậu môn khác: Các bệnh dị ứng gây ngứa như chàm ngứa, mặc quần áo bó sát khiếm cho hậu môn bị ẩm ướt, khó chịu và ngứa ngáy.

Khi trẻ bị ngứa hậu môn, bạn nên tìm cách khắc phục ngay, tránh để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và sợ hãi cho trẻ nhỏ. Một số điều bạn cần làm đó là:

- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ bằng nước muối ấm, loãng

- Mặc đồ thoáng mát, thoải mái không những giúp trẻ dễ dàng vận động vui chơi mà còn là cách phòng tránh ngứa hậu môn ở trẻ. Lưu ý, chỉ mặc cho trẻ những đồ khô đã được giặt sạch để tránh việc bị kích ứng.

- Đối với những bé sơ sinh, các mẹ nên tập thói quen “xi trẻ” và hạn chế việc đóng bỉm cho bé bởi vì đóng bỉm rất dễ gây hăm, nóng và khó chịu cho bé, đặc biệt là khu vực xung quanh vùng hậu môn.

- Khi trẻ bị táo bón (điều này rất thường gặp), ngoài việc đưa trẻ đến khám bác sĩ và uống thuốc theo chỉ dẫn, bạn nên kết hợp điều trị tại nhà bằng cách bơm một ít dầu bôi trơn vào hậu môn của trẻ mỗi lần trẻ đi đại tiện hoặc ngâm hậu môn của trẻ trong chậu nước muối ấm, loãng khoảng 15 phút mỗi ngày. Điều này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm mềm phân và tránh táo bón cho trẻ nhỏ.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả, uống nhiều nước để giảm tối đa tình trạng táo bón cho trẻ.

Trẻ bị ngứa hậu môn không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan coi thường vì nếu không điều trị có thể gây phát sinh thêm nhiều chứng bệnh khác nguy hiểm hơn, đặc biệt là bệnh trĩ. Chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất mà các mẹ nên làm để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể lực lẫn tâm, sinh lý.

Trên đây, các chuyên gia của phòng khám trĩ Hưng Thịnh vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến bệnh ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số máy 0386 977 199 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?