Nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu?

Lượt xem: 5625
Đánh giá: 
Nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu?
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  137 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Đây cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân gửi đến phòng khám trĩ Hưng Thịnh trong thời gian vừa qua. Phần lớn bệnh nhân đều mang tâm lý lo lắng khi gặp triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng lại không biết làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Vậy, nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu?

Có thể bạn muốn biết:

Đi ngoài ra máu có nhiều biểu hiện khác nhau, cụ thể đó là:

- Trường hợp thứ nhất: máu ra rất ít, chỉ là những tia máu dính lẫn trong phân hoặc là một chút máu thấm vào giấy vệ sinh khi bạn đi cầu, ngoài ra không có thêm biểu hiện đau rát gì khác.

- Trường hợp thứ 2: máu ra với lượng nhiều, thậm chí có nhiều trường hợp máu phun ra thành tia, kèm theo triệu chứng hậu môn đau, ngứa và rát. Dù chưa chẩn đoán được là bệnh gì nhưng bạn cũng nên nhận thức được rằng, nếu trường hợp này xảy ra có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn đang ở mức độ báo động và cần phải đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Dù là gặp bất cứ trường hợp nào, bạn cũng không nên chủ quan hay tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Một số bệnh lý đáng báo động khi bạn gặp tình trạng đi ngoài ra máu như:

- Bệnh trĩ: dấu hiệu đầu tiên là chảy máu, máu chảy ít, chỉ dính lẫn trong phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Tình trạng chảy máu cũng diễn ra không đều, bạn còn thấy xuất hiện cả táo bón.

- Polyp trực tràng và đại tràng: Với dấu hiệu duy nhất là chảy máu. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Bệnh ở giai đoạn nặng, bạn không cần đi cầu cũng thấy máu chảy ra, đặc biệt là khi bạn ngồi nhiều hoặc di chuyển nhiều.

- Viêm nhiễm hoặc nứt kẽ hậu môn: bệnh này cũng có biểu hiện là đi ngoài ra máu, phần da hậu môn bị tổn thương dẫn đến nứt hoặc viêm nhiễm khiến bạn bị đi ngoài ra máu.

Nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu

Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng này. Dưới đây là một số việc bạn nên làm khi bị đi ngoài ra máu:

- Nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Đừng chủ quan là bệnh chưa có gì đáng lo ngại mà chần chừ không đi hoặc không điều trị.

- Điều chính ngay lại chế độ ăn uống: thói quen ăn uống là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý. Hãy tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình (chất xơ chứa nhiều trong rau, củ, quả…), hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Điều quan trọng nữa là bạn cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày (tối thiểu là 1,5-2 lít nước/ ngày)

- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: không làm việc quá sức, không thức quá khuya là những điều bạn nên làm nếu như không muốn bị táo bón và bị đi ngoài ra máu.

- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày: các bài tập phù hợp với thể trạng của bạn sẽ rất tốt để phòng ngừa nhiều bệnh lý, tránh ngồi ì một chỗ hoặc đứng quá lâu tại một vị trí. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: thay vì dùng giấy vệ sinh thì bạn có thể dùng nước sạch để vệ sinh hậu môn mỗi lần đi ngoài, không mặc đồ lót quá chật hay những đồ lót không đảm bảo chất lượng.

- Tái khám theo lịch của bác sĩ để biết tình trạng bệnh của mình.

Trên đây, các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa giải đáp thắc mắc: Nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu? Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc phòng và điều trị bệnh đi ngoài ra máu. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số máy 0386 977 199 để được tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?