Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Lượt xem: 15900
Đánh giá: 
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  221 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta với gần một nửa dân số đang mắc phải. Bệnh trĩ không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại là căn bệnh gây ra rất nhiều những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Bệnh trĩ là bệnh gì

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là tình trạng những đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị dãn quá mức dẫn đến hình thành những búi trĩ to, sa xuống gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh trĩ được chia thành 2 nhóm chính: trĩ nội và trĩ ngoại. Niêm mạc hậu môn được chia thành hai vùng khác nhau, một vùng nằm trên đường lược và không có thần kinh cảm giác, một vùng nằm dưới đường lược và có dây thần kinh cảm giác.

Trĩ nội là là tình trạng búi trĩ xuất hiện bên trên đường lược, có bề mặt là những lớp niêm mạc của ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác. Triệu chứng thường gặp là cảm giác đau rát, chảy máu và sa búi trĩ. Nếu như không được chữa trị có thể dẫn đến sa nghẹt, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ.

Các cấp độ của trĩ nội:

Độ 1: Các búi trĩ mới hình thành và triệu chứng nhận biết chủ yếu là chảy máu.

Độ 2: Búi trĩ bắt đầu sa xuống nhưng vẫn có thể tự co lên được

Độ 3: Búi trĩ sa xuống mỗi khi đi đại tiện, người bệnh phải dùng tay mới có thể đẩy búi trĩ vào trong.

Độ 4: Búi trĩ sa xuống ngay cả khi ngồi, khi di chuyển và bắt đầu xuất hiện hiện tượng thắt nghẹt, hoại tử búi trĩ.

Trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ xuất hiện bên dưới đường lược, có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có dây thần kinh cảm giác. Triệu chứng của bệnh đó là cảm giác ngứa ngáy, cộm cộm, đau rát, có mẩu da thừa. Trĩ ngoại có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, suy giảm trí nhớ và có thể dẫn đến ung thư trực tràng. Bệnh trĩ ngoại không phân chia thành các cấp độ như bệnh trĩ nội.

Như vậy, trên đây các bác sĩ phòng khám trĩ Hưng Thịnh đã giải thích khá là rõ rệt khái niệm "Bệnh trĩ là gì" hay "thế nào là bệnh trĩ". Các bác sĩ mong rằng sau khi hiểu được như thế nào là bệnh trĩ rồi thì các bạn sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh ở hậu môn trực tràng này. Từ đó sẽ tìm ra cho mình những cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đưa ra những thông tin chi tiết hơn về bệnh trĩ như: Nguyên nhân của bệnh trĩ là gì? Triệu chứng của bệnh trĩ ra sao? Cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất căn bệnh này nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Táo bón kinh niên: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ hiện nay. Những người bị bệnh táo bón thường phân sẽ bị cứng vì thế mỗi khi đi đại tiện người bệnh phải dặn mạnh để đẩy phần ra ngoài. Hành động rặn mạnh có thể khiến cho các tĩnh mạch quanh hậu môn bị dãn ra, lâu ngày sẽ hình thành nên các búi trĩ.

Thói quen đại tiện: Nhiều người có thói quen vừa đi đại tiện vừa đọc báo, xem phim, đọc truyện dẫn đến kéo dài thời gian đi đại tiện. Thói quen này nếu như không được điều chỉnh có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bởi vì khi đi đại tiện quá lâu sẽ khiến áp lực lên vùng hậu môn bị gia tăng và tạo điều kiện hình thành nên các búi trĩ.

Đứng, ngồi quá lâu: Những người thường xuyên ngồi, đứng quá lâu mà lười không vận động cũng có thể dẫn đến bị bệnh trĩ. Nguyên nhân là do việc ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến cơ thể trở nên nặng nề, hoạt động lưu thông máu bị chậm lại. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng do không được bơm máu đầy đủ, trong đó hoạt động co thắt hậu môn cũng bị ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ tăng cao.

Chế độ ăn uống không hợp lý: Không bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể, không uống đủ nước. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, các chất kích thích có thể khiến người bệnh bị táo bón và lâu ngày có thể dẫn đến hình thành búi trĩ.

Vận động mạnh, làm việc nặng: Những người thường xuyên tập luyện các môn thể thao nặng như tập tạ, đạp xe, hoặc những người thường xuyên phải khuân vác nặng đều có nguy cơ bị bệnh trĩ cao do áp lực từ vùng ổ bệnh xuống hậu môn liên tục khiến tĩnh mạch hậu môn bị suy yếu lâu dần sẽ hình thành nên các búi trĩ.

Mang thai và sinh nở: Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh trĩ do khi thai nhi lớn dần trong cơ thể người mẹ đồng nghĩa với việc những áp lực từ vùng bụng đến hậu môn ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, khi sinh nở người mẹ thường phải dặn mạnh để đưa thai nhi ra ngoài tạo điều kiện cho búi trĩ được hình thành.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất khi bị bệnh trĩ. Ban đầu, hiện tượng đại tiện ra máu khá thầm lặng, máu chảy ít người bệnh chỉ có thể phát hiện khi thấy có máu dính vào giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng hơn, máu có thể chảy thành tia, thành giọt. Nguy hiểm nhất đó là khi bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn 3, 4 thì người bệnh không chỉ bị ra máu khi đi đại tiện mà ngay cả khi di chuyển, ngồi xổm, đứng lâu cũng bị chảy máu. Hiện tượng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất máu nhiều, gây ra tình trạng thiếu máu, đau rát, người bị mệt mỏi.

Sa búi trĩ: Dấu hiệu sa búi trĩ này sẽ có mức độ tăng dần theo các giai đoạn của bệnh như sau: giai đoạn 1, 2 những búi trĩ còn nhỏ, kích cỡ chỉ như hạt đậu, những búi trĩ sẽ tự co lên được và chưa gây ra nhiều những bất tiện cho người bệnh. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3, 4 thì những búi trĩ có kích cỡ to hơn và khi sa xuống sẽ không thể tự co lên được mà người bệnh sẽ phải dùng tay để đẩy chúng vào trong.

Các dấu hiệu khác: Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy hậu môn do những búi trĩ sa xuống và tiết dịch khiến cho hậu môn luôn ở tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, người bệnh bị đau đớn khi các biến chứng như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn xuất hiện.

Cách điều trị bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Có rất nhiều cách dân gian để điều trị bệnh trĩ được ông cha truyền lại như sử dụng củ ấu, lá bỏng, cây thiên lý, rau diếp cá, đu đủ xanh. Những cách chữa dân gian này yêu cầu người bệnh phải thật kiên trì mới mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên các bác sĩ không khuyến khích người bệnh áp dụng cách chữa dân gian này vì những cách chữa này không áp dụng trên toàn bộ những trường hợp bệnh. Có thể trường hợp bệnh điều trị có hiệu quả nhưng cũng có những trường hợp điều trị không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Và cũng chưa công trình nghiên cứu nào chỉ ra được hiệu quả của các phương pháp này.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Khi bệnh trĩ còn ở giai đoạn nhẹ, chưa xảy ra biến chứng người bệnh có thể điều trị bằng thuốc. Thuốc được sử dụng điều trị bao gồm thuốc kháng sinh để giảm đau và chống sưng viêm; thuốc làm tiêu búi trĩ và thuốc bảo vệ thành hậu môn. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng.

Người bệnh phải chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị nhanh chóng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng với những trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, các biến chứng nguy hiểm đã xuất hiện. Cùng với đó là việc điều trị bằng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng hiện nay đó là HCPT và PPH. Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, ít chảy máu và có độ an toàn cao. Tuy nhiên những phương pháp phẫu thuật trĩ là một phẫu thuật không đơn giản, rất dễ xảy ra biến chứng nếu như các bác sĩ có tay nghề kém và môi trường, dụng cụ không được đảm bảo. Vì thế người bệnh phải lựa chọn những phòng khám uy tín để thực hiện.

Nên làm gì để phòng tránh bệnh trĩ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, những chất kích thích để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón.

Thường xuyên vận động: Những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng lâu cần thực hiện những bài vận động nhẹ nhàng khoảng 10 phút sau khi ngồi hoặc đứng liên tục trong hơn 2 tiếng. Mỗi buổi sáng hãy luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh tập những môn thể thao nặng như tập tạ, đạp xe đường dài.

Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng cách: Nên hình thành thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày. Khi đi đại tiện không nên ngồi quá lâu, không đọc báo, xem phim. Khi bị táo bón có thể vừa đi đại tiện vừa xoa bụng để mềm phân có thể giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn hàng ngày, đặc biệt sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch hoặc nước ấm. Khi vệ sinh xong dùng giấy mềm hoặc khăn mềm để lau khô hâu môn, không dùng giấy cứng hoặc cọ xát quá mạnh có thể khiến bị xước da vùng hậu môn.

Ở trên là những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi "Bệnh trĩ là gì?". Từ những thông tin này chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh ở hậu môn trực tràng này. Nếu như bạn còn có những thắc mắc cần được các bác sĩ phòng khám trĩ Hưng Thịnh tư vấn hãy gọi ngay cho chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào bảng tên bên dưới nhé.

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?