Bị táo bón khi mang thai và giải pháp khắc phục

Lượt xem: 4554
Đánh giá: 
Bị táo bón khi mang thai và giải pháp khắc phục
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  169 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Nhiều bà bầu đã được cảnh báo về việc “táo bón khi mang thai”. Tuy nhiên, khi trực tiếp đối mặt với hiện tượng táo bón này trong quá trình thai kỳ, các mẹ bầu mới cảm nhận rõ sự khó chịu và phiền toái của nó. Táo bón khi mang thai có thể xuất hiện ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên nhưng cũng có nhiều chị em đến tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 mới thấy có hiện tượng táo bón. Vậy, nguyên nhân bị táo bón khi mang thai và giải pháp khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng chị em một số thông tin hữu ích.

Có thể bạn muốn biết:

Bị táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai được gọi là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Đây là hiện tượng phổ biến ở các chị em phụ nữ khi mang bầu do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: lười vận động, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc do một số bệnh lý khác gây nên.

Nguyên nhân bị táo bón khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai

Thời điểm bầu bí, các chị em thường có thân nhiệt cao hơn mức bình thường. Có lẽ các ông chồng sẽ không lạ gì việc vợ mình thường xuyên kêu nóng hoặc đêm ngủ không cần đắp chăn mà thực tế là thời tiết hơi se lạnh. Điều này được lý giải là do sự gia tăng của hooc-môn progesterone (đây là hooc-môn có vai trò làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở). Tuy nhiên, nó cũng là thủ phạm gây ra sự lỏng lẻo và co giãn của các cơ trong thành ruột.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt và vận động của các chị em khi mang thai

Ba tháng đầu mang thai là thời gian hết sức quan trọng của các bà bầu, các bác sĩ luôn khuyến cáo chị em phải hết sức chú ý cẩn thận trong việc đi lại, sinh hoạt tình dục và ăn uống để tránh nguy cơ sảy thai có thể xảy ra (đặc biệt là đối với những chị em có cổ tử cung thấp). Chính vì điều này mà nhiều chị em có suy nghĩ phải hạn chế tối đa việc đi lại, vận động, đồng thời tăng cường nhiều chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách giảm chất xơ và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, sắt có trong thịt, cá, trứng… Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, còn phải kể đến thói quen sinh hoạt của bà bầu, nhiều chị em mang thai những vẫn không từ bỏ được thói quen cũ thường ngày như: ngồi quá lâu trong bồn cầu, vừa đi cầu vừa đọc báo hoặc xem video, ngồi xổm khi đi cầu, lạm dụng thuốc nhuận tràng khi bị táo bón… những thói quen này sẽ khiến các chị em dễ dàng mắc chứng táo bón khi mang thai.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến chứng táo bón khi mang thai đó là:

- Lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

- Trọng lượng của thai nhi trong tử cung, đè lên thành ruột và tác động lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.

- Hoạt động của ruột non bị yếu đi. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.

- Bổ sung chất sắt trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân khiến các bà bầu rất dễ bị táo bón. Thậm chí có nhiều trường hợp phải ngừng bổ sung viên sắt vì táo bón nặng. Đối với những trường hợp này, thay vì uống sắt thì bạn nên thay thể bằng các loại thực phẩm như: rau lá xanh, thịt có màu đỏ, các loại hạt đậu.

Tác hại của chứng táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai là triệu chứng không thể xem nhẹ, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của thai phụ mà nó còn khiến thai phụ luôn trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu, không muốn ăn gì, tình trạng này kéo dài sẽ khiến các chị em bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, tác động không tốt đến sự phát triển của em bé.

Bên cạnh đó, các chất thải bị tích tụ lâu ngày trong đường ruột có thể chuyển thành chất độc gây hại cho mẹ và em bé. Khi bị táo bón, các chị em rặn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Một tác hại cũng rất nguy hiểm nữa của chứng táo bón khi mang thai đó là: về lâu dài, chứng táo bón sẽ dẫn đến hình thành bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư trực tràng…

Giải pháp khắc phục chứng táo bón khi mang thai

Để giảm thiểu tối đa chứng táo bón khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:

- Uống nhiều nước: Đây là điều kiện mà kể cả ở người bình thường cũng phải đáp ứng đầy đủ. Tối thiểu một ngày bạn phải cung cấp cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước. Thay vì khó khăn khi uống nước lọc, bạn có thể đổi mới bằng cách uống nước có cho thêm vài giọt chanh hoặc uống nước hoa quả ít đường…

- Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày: Cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn chỉ chú ý đến thịt, cá, trứng… mà bỏ qua rau xanh và các loại củ quả. Chất xơ chứa nhiều trong rau xanh và củ quả, chính vì thế, mẹ bầu cần tăng cường ăn nhiều loại rau xanh, củ quả (đảm bảo sạch và chất lượng) để hạn chế táo bón và tốt cho tiêu hóa.

- Vận động phù hợp với cơ thể: Nhiều chị em khi thấy cơ thể có dấu hiệu nặng nề thì bắt đầu lười vận động, chỉ nằm ì hoặc ngồi ì một chỗ. Điều này gây ra rất nhiều tác hại, không chỉ làm gia tăng tình trạng táo bón mà còn ảnh hưởng đến việc sinh nở của chị em sau này. Thay vì nhốt mình trong nhà hoặc chơi game vô bổ trên điện thoại thì chị em hãy tập thói quen đi bộ nhẹ nhàng ở những nơi có không khí trong lành như công viên, vườn hoa…

- Uống sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ: Không nên dùng quá liều hoặc tự ý dùng sắt và canxi theo ý mình, việc dùng quá nhiều sắt và canxi khiến đường ruột của bạn thêm “gánh nặng”, lâu dài sẽ gây nên chứng táo bón khi mang thai.

Trên đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa chia sẻ cùng các bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề “bị táo bón khi mang thai và giải pháp khắc phục”. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ theo số máy 0386 977 199 hoặc 0386 977 199 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?