- Trang chủ /
- Cẩm nang sức khỏe /
- Cải thiện bệnh trĩ bằng những bài tập thể dục
Cải thiện bệnh trĩ bằng những bài tập thể dục
-
Cập nhật lần cuối: 15-08-2016 09:08:18
-
Bệnh trĩ là một bệnh lý rất phổ biến xảy ra ở đường hậu môn trực tràng. Nó không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, tác động tâm lý trầm trọng và làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Một trong những phương pháp cải thiện tình trạng trĩ mà ít người được biết là là luyện tập thể dục thể thao phù hợp.
Tham khảo để biết thêm:
- Những nguyên nhân gây bệnh trĩ
- Một số triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp nhất
- Nên ăn gì khi bị bệnh trĩ
Tác dụng của bài tập thể dục cho người bị bệnh trĩ.
Đông y quan niệm, bệnh nhân bị trĩ là do thấp nhiệt, ăn nhiều đồ cay nóng, hoặc ít tập thể dục, làm cho khí suy và huyết áp thấp. Do đó, người chưa mắc trĩ có thể đề phòng bệnh bằng cách tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao khí của cơ thể. Đối người đã mắc trĩ, các bài tập thể dục phù hợp có tác dụng cải thiện tình trạng trĩ rất tốt.
Theo các nghiên cứu ghi lại, những bài tập thể dục thích hợp không những cải thiện bộ máy tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông, bao gồm cả máu ở cơ vòng hậu môn, các tĩnh mạch trĩ vì thế mà được co bóp hơn, cơ hậu môn được nâng lên và có độ đàn hồi, có tác dụng tốt đến quá trình hồi phục bệnh lý.
Một số bài tập thể dục khi bị bệnh trĩ được các chuyên gia hướng dẫn như sau:
Bài tập 1: Tập co thắt cơ vòng hậu môn.
Bệnh nhân thả lỏng toàn thân, tập trung tinh thần vào vùng bụng dưới và vùng hậu môn. Cùng lúc, co thắt và nhíu hậu môn lại như khi đi đại tiện. Duy trì trong 5 giây và trở về ban đầu. Lặp lại tư thế này từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 1 có thể tập mọi lúc mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng.
Bài tập 2: Tập khi đi bộ.
Chuẩn bị: Lưng giữ thẳng, hai tay nắm hờ và buông tự nhiên. Tập trung ý nghĩ vào vùng hậu môn, các ngón chân co lại và bám chặt vào trên mặt đất.
Bắt đầu: Tiến hành đi bộ trong khoảng 3- 5 phút, vừa đi vừa co thắt hậu môn lại như ở bước 1; sau đó, thả lỏng hậu môn và duỗi các ngón chân về như cũ từ 1- 2 phút.
Tiếp tục co thắt hậu môn, gập các ngón chân và đi bộ lặp lại như trên. Mỗi buổi luyện tập như thế nên kéo dài đến 30 phút.
Bài tập 3: Bài tập thúc đẩy tiêu hóa cho người bị bệnh trĩ.
Hai chân dang rộng bằng vai, lưng giữ thẳng, hai tay buông xuôi và bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối lại, và đồng thời đưa lưỡi sát vòm miệng trên dưới. Chờ cho nước bọt tiết đầy miệng, đặt lưỡi lên hàm trên và nuốt từ từ nước bột xuống , nín thở và co thót hậu môn lại trong vài giây. Sau đó bệnh nhân thả lỏng và chuẩn bị cho lần thực hành tiếp theo. Duy trì làm như vậy 20 lần.
Bài tập 4: Tập cơ vùng bụng dưới.
Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng và khép chặt, hai tay buông xuôi. Tập trung vào vùng bụng dưới và co cơ vòng hậu môn lại, đồng thời hít vào. Để co cơ vòng hậu môn, bệnh nhân có thể siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết các ngón chân. Giữ tư thế này trong khoảng 3 đến 5 giây và từ từ thả lỏng người. Tập từ 2 đến 3 lần trong khoảng 5 – 10 phút.
Trên đây là 4 bài tập cơ bản rất dễ thực hiện đối với người bị bệnh trĩ, nó tác động chủ yếu lên cơ vòng hậu môn và giúp co búi trĩ lại. Điều bạn cần làm là phải thực hiện thường xuyên, đều đặn hàng ngày và duy trì trong thời gian dài thì mới mong có hiệu quả.
Hoạt động thể chất phù hợp khi bị bệnh trĩ là điều được nhiều bác sĩ khuyến cáo đến bệnh nhân, vì nó không những tốt cho tình trạng sức khỏe nói chung, mà còn có tác dụng cải thiện bệnh trĩ nói riêng. Một số bài tập thể dục khi bị bệnh trĩ được chia sẻ trên đây hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu như bạn còn các thắc mắc nào khác, có thể gọi điện cho chúng tôi theo số 0386 977 199 hoặc liên hệ đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Chất lượng của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh như thế nào?
Ngày nay, thay vì lựa chọn các bệnh viện công làm địa chỉ để khám chữa bệnh. Thì việc khám chữa bệnh tại phòng khám tư đang ngày một phổ biến hơn bao giờ hết. Với chất lượng dịch vụ...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Khi bước qua tuổi 50, chức năng sinh lý cùng sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các loại bệnh tật cũng theo đó mà phát sinh. Bên cạnh các bệnh về tim mạch, bệnh về xương khớp hoặc bệnh...Xem chi tiết
-
Bị bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bị bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? là nỗi băn khoăn của không ít bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ sau khi sinh
Bệnh trĩ là một căn bệnh về hậu môn, trực tràng rất phổ biến hiện nay, bệnh có thể “gõ cửa” bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong số đó, phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh...Xem chi tiết
-
Để điều trị bệnh trĩ triệt để người bệnh cần phải làm gì?
Để điều trị bệnh trĩ triệt để người bệnh cần phải làm gì? Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, muốn điều trị bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh không chỉ cần phải lựa chọn...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ có gây vô sinh không?
Bệnh trĩ có gây vô sinh không là băn khoăn của một bạn nữ dưới đây gửi đến cho phòng khám đa khoa Hưng Thịnh: “Em phát hiện bị bệnh trĩ cách đây gần 1 năm, bác sĩ nói em bị trĩ nội ở giai...Xem chi tiết