Bệnh trĩ sau khi sinh

Lượt xem: 5115
Đánh giá: 
Bệnh trĩ sau khi sinh
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  182 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh trĩ là một căn bệnh về hậu môn, trực tràng rất phổ biến hiện nay, bệnh có thể “gõ cửa” bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong số đó, phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Cùng bác sĩ chuyên khoa phòng khám Hưng Thịnh tìm hiểu về những thông tin liên quan đến bệnh trĩ ngay dưới đây!

Có thể bạn muốn biết:

Bị bệnh trĩ sau khi sinh con

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (trong dân gian còn gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch nằm xung quanh hậu môn, trực tràng bị phì đại quá mức tạo thành các búi trĩ. Đây là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong số đó, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trĩ sau khi sinh là rất lớn.

Bệnh trĩ được chia thành 02 loại cơ bản, gồm: Trĩ nội (phát triển bên trong hậu môn và trực tràng, búi trĩ chỉ lòi hẳn ra ngoài khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng); Trĩ ngoại (phát triển bên ngoài hậu môn).
Trong hai hình thức của bệnh trĩ, trĩ ngoại thường phổ biến hơn và gây nhiều khó chịu hơn.

Tại sao phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ sau khi sinh?

Bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Hưng Thịnh cho biết, phụ nữ mắc bệnh trĩ sau khi sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân:

+ Rặn đẻ không đúng cách

Khi sinh thường, việc rặn đẻ quá nhiều, rặn đẻ không đúng cách sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, gây nên bệnh trĩ.

+ Tử cung mở rộng làm tăng áp lực cho khoang chậu

Tử cung mở rộng trong quá trình sinh đẻ làm tăng áp lực cho khoang chậu, gây tụ máu, sưng phù tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài và không có khả năng tự co vào được.

+ Sự “vụng về” của bác sĩ

Hầu hết chị em phụ nữ khi sinh thường đều bị rạch tầng sinh môn để hỗ trợ quá trình sinh đẻ, sau khi quá trình sinh đẻ hoàn tất bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn lại. Khi khâu tầng sinh môn, nếu bác sĩ vô tình khâu chít vào một số mạch máu của vùng hậu môn, nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ tương đối cao.

+ Táo bón

Phụ nữ sau sinh thường trải qua một khoảng thời gian ăn uống kiêng khem, họ hầu như chỉ ăn một số loại rau quả nhất định như rau ngót, đu đủ, … Thậm chí, một số phụ nữ còn hạn chế uống nước để sữa không bị loãng. Lượng nước và chất xơ nạp vào cơ thể hạn chế, gây ra bệnh táo bón – một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, lượng hormone progesterone tăng cao trong quá trình mang thai, gây áp lực cho tĩnh mạch, tĩnh mạch dễ bị sưng tấy. Đồng thời, hormone progesterone cũng làm giảm nhu động đường ruột, gây nên bệnh táo bón.

+ Ít vận động.

Do đang trong thời gian nghỉ sinh nên chị em thường ít vận dộng, ngồi nhiều, từ đó làm tặng áp lực ổ bụng, dẫn tới bệnh trĩ.

Bệnh trĩ sau khi sinh – Những triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của bệnh trĩ sau khi sinh cũng giống với triệu chứng thông thường mà những người bệnh mắc phải. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ:

+ Đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu (lượng máu tùy thuộc vào mức độ của bệnh).

+ Ngứa ngáy, khó chịu tại vùng hậu môn.

+ Chảy dịch, hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, kèm theo mùi hôi.

+ Cảm giác vướng víu, đau đớn khi búi trĩ lòi hẳn ra ngoài.

Tác hại của bệnh trĩ sau khi sinh

+ Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống

Những khó chịu và phiền toái do bệnh trĩ gây ra khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, tâm lý bất ổn. Đối với phụ nữ sau khi sinh, điều này rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn gây nên những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc đi lại, tắm rửa đến việc ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc em bé.

+ Thiếu máu

Khi sinh đẻ, phụ nữ đã bị mất một lượng máu nhất định. Việc bị bệnh chỉ sau khi sinh cũng gây chảy máu khi đi đại tiện, nếu không được điều trị kịp thời tình trạng chảy máu ngày càng nặng, gây thiếu máu cho người bệnh.

+ Viêm nhiễm hậu môn

Dịch nhầy và máu từ các búi trĩ khiến hậu môn luôn ẩm ướt, nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm hậu môn.

+ Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Mặc dù tỷ lệ rất thấp nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Những viêm nhiễm tại hậu môn nếu không được khắc phục sớm sẽ nhanh chóng lây lan sang tử cung, gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đe dọa khả năng sinh sản của phụ nữ.

+ Ung thư trực tràng

Bệnh diễn biến trong một thời gian dài và không được điều trị triệt để, cộng với những viêm nhiễm tại vùng hậu môn sẽ tạo đòn bẩy cho các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng, dẫn đến ung thư trực tràng.

Cách phòng bệnh trĩ cho phụ nữ sau khi sinh

+ Không ngồi quá lâu trong một tư thế (kể cả khi cho con bú).

+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể.

+ Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ ngày).

+ Tránh xa những thực phẩm cay nóng và các chất kích thích.

+ Không ngồi đại tiện quá lâu, không cố nhịn khi buồn đi đại tiện.

+ Vận động nhẹ nhàng: Thay vì ngồi một chỗ, chị em có thể đi lại xung quanh nhà để làm giảm áp lực cho ổ bụng.

+ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện. Cách tốt nhất là dùng nước ấm để rửa hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ sau khi sinh

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng rộng rãi hiện nay:

Sử dụng các bài thuốc dân gian

+ Ưu điểm: Nguyên liệu dễ tìm, an toàn, giúp giảm đau, chống viêm.

+ Nhược điểm: Cho hiệu quả chậm, chỉ điều trị được bệnh trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2.

Sử dụng thuốc uống Tây y giúp nhuận tràng

+ Ưu điểm: Tránh táo bón, giúp phân luôn ẩm, dễ dàng đi đại tiện hơn.

+ Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ, không điều trị triệt để. Hơn nữa, thuốc có thể ngấm vào cơ thể, ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Sử dụng kem bôi trĩ

+ Ưu điểm: Làm mát vùng hậu môn, giảm đau, chống viêm.

+ Nhược điểm: Là phương pháp tạm thời, không có tác dụng điều trị bệnh triệt để.

Điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần HCPT

Điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần HCPT của Mỹ đang được xem là phương pháp điều trị an toàn và hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đã và đang được áp dụng tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, chữa trị thành công cho hàng nghìn người.

Ưu điểm:

+ Chẩn đoán chính xác.

+ Xâm lấn tối thiểu, không gây tổn thương, ít đau đớn.

+ Thời gian hồi phục nhanh, không phải nằm viện.

+ An toàn, điều trị bệnh triệt để.

Chuyên gia sức khỏe nhận định, phụ nữ sau sinh cơ thể còn rất nhạy cảm, hệ miễn dịch suy giảm, hơn nữa lại đang trong quá trình cho con bú, nên việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ rất quan trọng.

Tốt nhất, sau khi phát hiện bản thân bị mắc bệnh trĩ, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ định hướng phương pháp điều trị thích hợp nhất để không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con.

Trên đây là những thông tin về “Bệnh trĩ sau khi sinh”, chúng tôi tin rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với người đọc. Nếu có những câu hỏi xoay quanh vấn đề này, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0386 977 199 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?