- Trang chủ /
- Bệnh trĩ /
- Trĩ hỗn hợp /
- Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
-
Cập nhật lần cuối: 30-06-2016 08:49:44
-
Người lớn thường nghĩ trẻ nhỏ thì không thể bị mắc bệnh trĩ được bởi vì đây là bệnh chỉ xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là những người cao tuổi. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nếu như bạn không có cách phòng tránh. Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ được coi là đặc biệt nhất vì hầu như các bé còn chưa thể tự ý thức được bản thân mình mắc bệnh nên việc phát hiện và điều trị khá khó khăn.
Có thể bạn muốn biết:
- Bệnh trĩ là bệnh gì?
- Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
- Bị trĩ cấp độ nhẹ nên chữa trị bằng thuốc hay là tiểu phẫu
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Do cấu tạo cơ thể và sức khỏe của bé
- Trong giai đoạn đầu phát triển, cơ hậu môn của trẻ còn rất yếu, mối liên hệ giữa hậu môn và trực tràng còn khá lỏng lẻo, xương cùng và trực tràng lại nằm cùng trên một đường thẳng, vì vậy nguy cơ bệnh trĩ ở trẻ nhỏ là khá cao
- Sức đề kháng của bé còn yếu nên nguy cơ giãn tĩnh mạch và xuất hiện búi trĩ là hoàn toàn có thể.
- Nhiều bé sinh ra đã có trực tràng khá yếu, hệ tiêu hóa lại càng yếu ớt dẫn đến việc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng trực tràng- hậu môn.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé
- Nhiều bé biếng ăn, không chịu ăn rau hay hoa quả mà chỉ thích duy nhất một loại đồ ăn và ăn trong nhiều ngày. Điều này dẫn đến việc cơ thể bé bị thiếu chất xơ, lâu dần dẫn đến táo bón và hình thành bệnh trĩ.
- Phụ huynh có thói quen để con mình ngồi bô lâu hoặc vừa ăn vừa xem tivi hàng tiếng đồng hồ. Hai lý do này là nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân khác
Trẻ em dưới 3 tuổi thường chưa mô tả được cảm xúc và suy nghĩ của chính bản thân mình nên có khi bé thấy khó chịu ở hậu môn cũng chỉ biết khóc. Chính vì thế, nếu mẹ không tinh ý thì không thể đoán biết được con mình đang mắc bệnh gì. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ nhỏ hơn.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Vì bé chưa thể tự nhận biết các biểu hiện của bệnh trĩ nên phụ huynh đóng vái trò quan trọng trong việc phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ cũng có nhiều điểm giống với người lớn như:
- Khó đi đại tiện: Nếu thấy bé ngồi bô quá lâu mà không đi đại tiện được hoặc bé nhăn nhó, khó chịu, gào khóc khi đi cầu thì bạn cần hết sức lưu ý. Điều này chứng tỏ bé đang bị táo bón hoặc gặp hiện tượng đau rát, khó chịu gì ở hậu môn.
- Chảy máu: Thường khi bị táo bón, cũng giống như người lớn, bé sẽ cố rặn để đẩy phân ra ngoài.
Khi đó, phân ra được ngoài sẽ kèm theo các tia máu nhỏ li ti hoặc có những bé không đi cầu được nhưng vẫn thấy ra chút máu ở hậu môn, dùng giấy vệ sinh lau hậu môn bé bạn sẽ phát hiện được điều đó
- Sa búi trĩ ở hậu môn: Đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều gặp phải, mới đầu kích thước búi trĩ cũng khá nhỏ và không gây vướng víu gì cho bé. Búi trĩ sa ra ngoài rồi tự thụt vào được. Càng về sau, búi trĩ càng to lên và không thể tự thụt vào được khiến bé có cảm giác đau đớn, khó chịu.
Sự nguy hiểm của bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Vì sức đề kháng của bé còn khá yếu, vậy nên phụ huynh cần quan tâm và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ nhỏ để có phương án điều trị thích hợp.
Cũng giống như người lớn, bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu, quấy khóc và không chịu ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bé suy nhược, còi cọc và phát sinh thêm nhiều bệnh lý khác. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì có thể xảy ra một số biến chứng sau:
- Mất máu: Bệnh trĩ càng nặng, lượng máu chảy ra càng nhiều, điều này sẽ khiến bé rơi vào tình trạng mất máu, thiếu sắt khá nguy hiểm.
- Tắc nghẹt búi trĩ: Các cơ vòng của hậu môn bị nghẹt do áp lực nén tĩnh mạch trong trực tràng, máu không thể bơm và lưu thông được gây nên hiện tượng tắc nghẹt búi trĩ khiến cho búi trĩ sưng to, đau đớn. Trường hợp này bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật để không gây nguy hiểm đến tính mạng
- Nhiễm khuẩn: Nếu bị viêm nhiễm sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, khám sẽ thấy búi trĩ sưng to.
- Bội nhiễm: Búi trĩ thò ra ngoài lâu ngày, kèm thêm hiện tượng chảy máu sẽ khiến hậu môn bị bội nhiễm bởi vi khuẩn vì hậu môn cũng là đường ra của phân và nước tiểu nên càng tăng thêm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bội nhiễm. Đây là biến chứng rất nguy hiểm vì nó sẽ khiến bé mắc thêm một số bệnh khác.
Để bé yêu của bạn không phải đối diện với sự nguy hiểm của bệnh trĩ, phụ huynh cần quan tâm một số vấn đề sau:
- Quan tâm và phát hiện kịp thời triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ để có phương án điều trị sớm
- Luyện cho bé đi đại tiện vào một giờ, không ngồi bô quá lâu
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, tăng nhiều rau xanh và củ quả trong thực đơn ăn uống của bé
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ bằng nước lá chè xanh hoặc nước muối ấm loãng.
Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ là vấn đề không thể chủ quan, nhất là trong hoàn cảnh thực tại nhiều phụ huynh do quá bận rộn công việc nên không có nhiều thời gian quan tâm tới sức khỏe của con. Vậy nên, hãy chịu khó quan tâm tới sức khỏe của con để kịp thời phát hiện những vấn đề bệnh lý bất thường và có hướng điều trị. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ theo số máy 0386 977 199 để được tư vấn từ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Cách phân biệt đại tiện ra máu do bệnh trĩ và bệnh khác
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng: Bệnh trĩ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đại tiện ra máu. Từ đó, mỗi khi gặp phải hiện tượng trên, đều chủ quan cho rằng mình bị mắc bệnh...Xem chi tiết
-
Dấu hiệu của bệnh trĩ dễ gây nhầm lẫn với bệnh gì?
Có khi nào bạn nghi bị bệnh trĩ với các dấu hiệu rất đặc trưng, nhưng khi đi khám thì kết quả trả về là một bệnh lý khác gây bất ngờ cho chính bản thân bạn? Rất nhiều bệnh nhân của...Xem chi tiết
-
Phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Rất nhiều bệnh nhân chưa hiểu rõ về bệnh trĩ. Do đó, khi đi thăm khám được các bác sĩ kết luận là trĩ nội, trĩ ngoại thì mới ngả ngửa "À thì ra là bệnh trĩ được phân làm hai loại như...Xem chi tiết
-
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao
Nguy cơ mắc trĩ ở mỗi người là khác nhau, trong đó các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Tuy những nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối, nhưng...Xem chi tiết
-
Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không?
Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không? là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Thực tế, việc có quan hệ được hay không có một phần phụ thuộc vào cảm giác của...Xem chi tiết
-
Trĩ cấp độ nhẹ nên chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật?
Bệnh trĩ luôn là cơn ác mộng đáng sợ của rất nhiều bệnh nhân, nhiều người còn xác định sống chung với bệnh vì nghĩ không thể điều trị triệt để được. Tuy nhiên, đây là những quan niệm hXem chi tiết