Mang thai bị bệnh trĩ có sao không?

Lượt xem: 4581
Đánh giá: 
Mang thai bị bệnh trĩ có sao không?
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  124 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bị bệnh trĩ khi mang thai là nỗi lo lắng chung của rất nhiều chị em bởi vì trong giai đoạn mang thai, ốm nghén cộng với bệnh trĩ khiến cho chị em mệt mỏi, khó chịu, thậm chí nhiều trường hợp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này để chị em có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tham khảo thêm:

Mang thai bị bệnh trĩ có sao không

Nguyên nhân phụ nữ mang bầu dễ bị bệnh trĩ

Phụ nữ mới mang thai lần đầu, phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ. Đối với những chị em có tiền sử bị bệnh trĩ trước đó thì khi mang thai bệnh lại càng phát triển nặng thêm.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ ở những chị em mang thai đó là khi mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lên vùng xương chậu cũng như các mô và cơ khác của mẹ, làm chậm sự lưu thông máu khiến cho các tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ; bên cạnh đó là sự gia tăng của hooc- môn progesterone trong thời kỳ mang thai cũng tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, làm cho vùng này sưng phồng và yếu dần đi. Hooc-môn progesterone gia tăng cũng là nguyên nhân làm cho các mẹ bầu hay bị táo bón. Tổng hợp tất cả những yếu tố này là nguyên nhân làm cho các mẹ bầu hay bị mắc trĩ.

Ngoài ra, các chị em mang bầu bị bệnh trĩ còn do các nguyên nhân khác như: mệt mỏi, căng thẳng, ăn thiếu chất xơ...

Mang thai bị bệnh trĩ có sao không?

Bệnh trĩ thường gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Nếu không có cách khắc phục hoặc điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Phụ nữ mang thai bị trĩ thường bị hành hạ bởi các cơn táo bón, hậu môn luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu; cảm giác này thường gia tăng mỗi khi bạn đi cầu. Đối với những thai phụ bị trĩ nặng, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn làm cho bạn gặp nhiều bất tiện khi đứng lên ngồi xuống, nhất là khi thai nhi đang ngày một lớn dần. Tình trạng này kéo dài gây nhiều mệt mỏi cho thai phụ, khiến chị em chán ăn, lo lắng dẫn đến ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách khắc phục bệnh trĩ khi mang thai

Nhiều mẹ bầu suy nghĩ: Vì đang mang bầu nên có bị trĩ cũng cố nhịn vì con. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh trĩ, thai phụ cần báo ngay cho bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể về cách khắc phục hoặc được giới thiệu sang chuyên khoa trĩ để điều trị.

Ngoài ra, chị em cũng nên tìm cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà bằng những phương pháp đơn giản như sau:

- Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Các chất xơ này chứa nhiều trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây… Việc bổ sung chất xơ này giúp bạn tránh được táo bón.

- Các bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể bạn, đừng nghĩ rằng bầu bí là không được vận động. Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 đến 45 phút để tập thể dục, các bài tập này không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn góp phần đẩy lùi bệnh trĩ giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.

- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu như vậy, bạn nên tìm cách di chuyển hoặc vận động cơ thể nhiều lần trong ngày.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh vì trong những dung dịch vệ sinh này có thể chứa nhiều chất kích ứng; mặc đồ lót thoáng mát, sạch sẽ, tốt nhất nên chọn những đồ lót làm từ chất cotton.

- Nếu bệnh ở mức nặng, bạn cần báo cho bác sĩ để có cách điều trị khác.

Trên đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa chia sẻ một số thông tin về vấn đề bệnh trĩ khi mang thai. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ tới số máy 0386 977 199 hoặc 0386 977 199 để được tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?