- Trang chủ /
- Bệnh trĩ /
- Trĩ hỗn hợp /
- 6 cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất cho bạn
6 cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất cho bạn
-
Cập nhật lần cuối: 18-11-2017 15:40:35
-
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó chính là những kinh nghiệm trong dân gian để lại. Và thực tế đã chứng minh phòng ngừa bệnh hơn chữa bệnh là điều hoàn toàn đúng đắn. Bệnh trĩ cũng như những bệnh ở hậu môn trực tràng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Để phòng bệnh trĩ hiệu quả các bạn cần tuân thủ theo một số điều cơ bản dưới đây.
Theo các chuyên gia phòng khám trĩ Hưng Thịnh nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cũng là do một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn tạo nên, vì thế để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn nên điều chỉnh lại những thói quen ấy để chúng không có cơ hội tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
6 Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả mà bạn cần thực hiện
1. Tập thói quen đi cầu vào mỗi buổi sáng
Đây là thói quen rất tốt giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn và tránh hẳn chứng táo bón, không nên nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu.
Các thói quen như: đọc báo, lướt web, ngồi lâu… khi đi cầu cũng là điều tai hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho bạn và cần phải thay đổi ngay.
2. Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày
Hàng ngày vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều bạn nên sắp xếp công việc và thời gian để dành khoảng 30-45 phút cho các hoạt động thể dục, thể thao như: đi bộ, chạy bô, tập gym, các bài tập erobic… phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của bạn. Việc tập luyện không chỉ giúp tinh thần bạn thoải mái, nạp năng lượng cho các công việc tiếp theo mà còn giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ.
Đặc biệt, đối với những người làm công việc văn phòng hoặc những người làm trong môi trường phải đứng hoặc ngồi nhiều thì tập luyện thể dục, thể thao là điều rất cần thiết.
3. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
- Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
- Giảm tối đa đồ ăn cay nóng trong khẩu phần ăn của bạn mặc dù những món ăn đó là món khoái khẩu của bạn, một số loại thức ăn cay nóng như: kim chi, các món chiên nướng nhiều hạt tiêu và ớt, các món lẩu nhiều sa tế, đồ ăn nhanh…
- Ăn nhiều chất xơ chứa trong các loại rau xanh, đồ tinh bột giúp nhuận tràng và phòng ngừa trĩ tốt như khoai lang, các loại hoa quả như bưởi, cam, bơ…
- Uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2l nước/ngày)
4. Vận động khi mang thai
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là điều xảy ra khá phổ biến, chính vì thế bà bầu cần hết sức lưu ý để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang bầu. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi có bầu, do thai nhi càng ngày càng lớn tạo nên sức ép đối với tĩnh mạch vùng hậu môn và làm giảm sự tuần hoàn máu trong cơ thể dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài chế độ ăn uống và tập thói quen đi cầu để phòng tránh bệnh trĩ như đã kể ở trên, các mẹ bầu cũng cần vận động cơ thể mỗi ngày, tránh việc ngồi ì một chỗ hoặc nằm dài lười biếng. Các cách vận động cơ thể đơn giản như: Đi dạo ở những nơi không khí trong lành, nhiều cây xanh; đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, di chuyển trong nhà làm những công việc nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe bà bầu.
5. Không thức khuya hoặc làm việc quá sức
Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thức quá khuya hoặc làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, căng thẳng và stress gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Bạn cần tạo lập thói quen ngủ sớm (không quá 11h), sắp xếp công việc hợp lý để không bị “ngập” trong công việc mà không có thời gian nghỉ ngơi.
6. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
Có thể nói, hậu môn là vùng nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Khi vi khuẩn xâm nhập, sẽ khiến hậu môn bị viêm nhiễm, sưng đau và nổi mụn nhọt gây khó khăn cho bạn trong việc đi đại tiện. Chính vì thế, bạn cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, thay đồ lót thường xuyên.
Cách giảm đau và ngứa khi mắc phải bệnh trĩ.
Người bệnh khi bị bệnh trĩ thường có cảm giác đau, ngứa. Để giảm thiểu tình trạng bị đau và ngứa bạn có thể thực hiện theo một số điều sau:
Có thể chườm đá: Khi người bệnh chườm đá lạnh vào vết thương thì những cơn đau và rát sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh trĩ nặng thì cách này không mấy tác dụng. Bạn cần phải đến bác sĩ để được thăm khám ngay trong trường hợp này.
Khi mắc trĩ nên ngồi xổm khi đi vệ sinh: Khi ngồi xổm ruột sẽ thẳng đây là tư thế thuận tiện để tống phân ra ngoài. Do đó, khi bạn đang bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này khi đi vệ sinh để giảm bớt đau đớn.
Nên ngồi trên gối hay đệm mềm để giảm đau: Khi mắc trĩ ở các cấp độ nặng người bệnh có cảm giác đau khi ngồi. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng những loại gối mềm để ngồi thay vì ngồi tiếp xúc với những bề mặt phẳng.
Nên giữ hậu môn sạch sẽ và khô thoáng: Khi bạn đang mắc phải bệnh trĩ thì bạn cần phải vệ sinh khu vực hậu môn thật sạch sẽ. Nên rửa bằng nước ấm và lau khô bằng những loại khăn mềm để tránh tình trạng bị đau khi lau.
Người bị trĩ nên mặc đồ lót mềm: có nhiều bạn nhầm tưởng đồ lót không ảnh hưởng gì nhiều đến khu vực hậu môn. Tuy nhiên, khi bạn mặc những loại đồ lót có chất liệu cứng thì mỗi khi ngồi hoặc di chuyển nó sẽ cọ xát làm tăng mức độ đau đớn. Nhiều trường hợp sẽ làm cho những vết thương ở hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng người bị bệnh trĩ nên mặc đồ lót làm bằng chất liệu cotton mềm để tránh các áp lực lên các búi trĩ
Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Cách phân biệt đại tiện ra máu do bệnh trĩ và bệnh khác
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng: Bệnh trĩ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đại tiện ra máu. Từ đó, mỗi khi gặp phải hiện tượng trên, đều chủ quan cho rằng mình bị mắc bệnh...Xem chi tiết
-
Dấu hiệu của bệnh trĩ dễ gây nhầm lẫn với bệnh gì?
Có khi nào bạn nghi bị bệnh trĩ với các dấu hiệu rất đặc trưng, nhưng khi đi khám thì kết quả trả về là một bệnh lý khác gây bất ngờ cho chính bản thân bạn? Rất nhiều bệnh nhân của...Xem chi tiết
-
Phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Rất nhiều bệnh nhân chưa hiểu rõ về bệnh trĩ. Do đó, khi đi thăm khám được các bác sĩ kết luận là trĩ nội, trĩ ngoại thì mới ngả ngửa "À thì ra là bệnh trĩ được phân làm hai loại như...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Người lớn thường nghĩ trẻ nhỏ thì không thể bị mắc bệnh trĩ được bởi vì đây là bệnh chỉ xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là những người cao tuổi. Tuy nhiên, đây là quan niệm...Xem chi tiết
-
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao
Nguy cơ mắc trĩ ở mỗi người là khác nhau, trong đó các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Tuy những nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối, nhưng...Xem chi tiết
-
Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không?
Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không? là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Thực tế, việc có quan hệ được hay không có một phần phụ thuộc vào cảm giác của...Xem chi tiết