Một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ

Lượt xem: 16194
Đánh giá: 
Một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  105 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Giảm đau khi bị bệnh trĩ có lẽ là điều mà bệnh nhân quan tâm đầu tiên. Khi bệnh trĩ tiến triển ở giai đoạn nặng thì những triệu chứng như ngứa rát, vướng víu và đau đớn luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ của người bệnh. Thậm chí nhiều người còn không dám ăn, không dám ngồi chỉ với một suy nghĩ là bệnh sẽ giảm bớt đi những khó chịu. Bệnh trĩ cấp độ nặng cần phải được điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì mới mong cải thiện được chất lượng cuộc sống, thêm vào đó bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ tại nhà để quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ

Một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ

Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, sở dĩ bệnh nhân mắc bệnh trĩ hay gặp các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát là do những nguyên nhân sau: Tăng áp lực trong khung xương chậu do táo bón lâu ngày; quá trình lưu thông ở đám tĩnh mạch hậu môn chậm hơn mức bình thường một phần vì do máu đậm đặc, một phần do tĩnh mạch bị viêm trước đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng là do phần hậu môn là nơi tiếp xúc của nước tiểu và phân nên vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh.

Để giảm đau khi bị bệnh trĩ thì cách tốt nhất hướng đến là tăng sự co bóp của đại tràng để giảm bớt chứng táo bón; Cải thiện tốc độ lưu thông máu ở vùng hậu môn để búi trĩ bớt sưng tấy và ửng đỏ; Cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng. Để làm được những điều này, bạn có thê áp dụng những mẹo vặt sau đây:

Chế độ ăn uống

- Tăng cường chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày (chất xơ có nhiều trong rau xanh, củ quả), uống nhiều nước (tối thiểu một ngày bạn phải đủ 2 lít nước), đây là những cách hữu hiệu nhất để cải thiện đáng kể tình trạng táo bón khi bị bệnh trĩ ở bạn. Đặc biệt, rau dấp cá chữa bệnh trĩ rất tốt, vậy nên bạn có thể ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước để uống.

- Hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…) thì mới mong điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Thêm vào đó, khi bị bệnh trĩ bạn cũng nên kiêng ăn những món mặn bởi vì những món mặn khiến cho tình trạng táo bón và sưng phù ở hậu của bạn càng thêm trầm trọng.

- Mặt khác, bạn nên hạn chế tối đa ăn bánh mỳ, cơm tấm, bánh ngọt, sô-cô-la (không chỉ vì những món ăn này gây táo bón mà còn kích thích phản ứng ngứa hậu môn). Tránh nước ngọt có gas để khung ruột không bị tăng áp lực.

Chế sộ sinh hoạt

Nhắc tới mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ, không thể không nhắc đến chế độ sinh hoạt. Chế độ sinh hoạt ở đây thường bao gồm: Thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc và thời gian dành cho tập luyện. Bạn cần cân đối hợp lý thời gian cho những công việc này trong một ngày để không bị áp lực căng thẳng. Bệnh nhân bị đau khi bị bệnh trĩ tuyệt đối không được thức khuya, không làm việc quá sức (không làm việc ở một tư thế như đứng hoặc ngồi mà nên vận động đi lại trong thời gian làm việc), thêm vào đó bạn cần tập thể dục - thể thao hàng ngày. Bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng mà vẫn có sự tác động tốt làm giảm sưng đau búi trĩ như đi bộ, tập co thắt cơ bụng…, tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ và nên hạn chế quan hệ tình dục khi bị bệnh trĩ, đặc biệt là lúc đang bị sưng đau.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ bệnh nhân giảm đau khi bị bệnh trĩ như sau:

- Đứng thẳng, người duỗi thẳng, hai bàn tay ôm khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn càng lâu càng tốt, ngày thực hiện 2 lần.

- Có thể nằm, ngồi hoặc đứng tùy ý, sau đó bạn bắt đầu tập co thắt và thả lỏng hậu môn. Khi co hậu môn thì bạn hít vào, thả lỏng hậu môn thì bạn thở ra nhẹ nhàng. Tập đều đặn như vậy ngày 2 lần.

Không rặn khi đi cầu, kiêng tuyệt đối mang vác nặng

Đây là hai điều mà bệnh nhân mắc trĩ cần hết sức lưu ý, cả rặn và mang vác nặng đều khiến cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và mất khả năng co lên, nó cũng khiến bạn đau đớn hơn. Nếu tình trạng táo bón quá nặng, lâu ngày bạn không thể đi tiêu được, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể dùng hỗ trợ thuốc nhuận tràng hoặc tiêm chất lỏng vào hậu môn để kích thích đi tiêu.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Cách này vừa vệ sinh được hậu môn, lại vừa giúp bạn thư giãn, thực hiện cách này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần xả nước ấm trong bồn tắm sao cho vừa đủ ngập phần hậu môn. Sau đó bạn cho thêm chút muối sạch vào đó, ngồi bó gối trong bồn tầm 15-30 phút cho đến khi cơn đau hậu môn giảm bớt đi.

Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh thay cho việc dùng giấy vệ sinh

Kể cả với những bệnh nhân không mắc bệnh trĩ thì các chuyên gia y tế cũng hay khuyến cáo rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đi cầu thay vì dùng giấy vệ sinh. Còn đối với bệnh nhân bị đau đớn và khó chịu vì bệnh trĩ hành hạ thì mẹo giảm đau này rất có tác dụng, không chỉ khiến hậu môn của bạn bớt rát, bớt khô hơn mà còn làm mềm mại khu vực hậu môn khiến các búi trĩ giảm sưng đỏ.

Kem bôi hậu môn

Đây là giải pháp tạm thời nhanh nhất làm giảm đau sưng hậu môn cho người bệnh trĩ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc bôi hậu môn này sau đó dự trữ một tuýp để sử dụng khi thực sự cần thiết.

Trên đây, các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề “Một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ”. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ theo số máy 0386 977 199 hoặc 0386 977 199 để được tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?